5 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị yếu tim – suy tim

Dấu hiệu của bệnh tim

Bệnh tim mạch là 1 sát thủ thầm lặng mà nếu không để ý kịp thời, tới khi khởi phát thì thường đã vào giai đoạn năng. Vậy làm thế nào để biết được bạn đang có vấn đề gì về tim mạch hay không? Rất nhiều người như bạn, họ không để ý tới sức khỏe tim mạch của mình bởi những biểu hiện lúc đầu nếu không chú ý thì thường bị bỏ qua và xem nhẹ.

Nếu bạn cũng như vậy, hãy tìm hiểu bài viết này, 5 dấu hiệu điển hình của căn bệnh suy tim phổ biến là đây.

Dấu hiệu của bệnh tim

Khi nói tới bệnh tim, việc luôn cảnh giác với những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tim là điều cốt lõi để nắm bắt được tình hình bệnh kịp thời từ đó có giải pháp thăm khám và điều trị hợp lý.

Bạn có biết rằng:

Thói quen ngồi một chỗ, thiếu vận động,hút thuốc uống rượu là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch bao gồm cả suy tim.

Suy tim là tình trạng cơ tim bị suy yếu hoặc chai cứng theo thời gian, từ đó làm giảm khả năng co bóp bơm máu và oxy trong cơ thể. Suy tim tức là chức năng bơm máu của tim không còn tốt như nó đã từng chứ không phải là trái tim đã hỏng không còn làm việc được nữa.

Suy tim thường bị nhầm lẫn với cơn đau tim và hầu hết các triệu chứng suy tim đều được qui  là dấu hiệu lão hóa.

Và đây là 5 triệu chứng thường gặp của suy tim:

Hơi thở ngắn: Suy tim có thể làm cho dịch lỏng trong cơ thể tụ lại trong phổi gây ra hụt hơi khi bạn thực hiện các hoạt động thường nhật như đi bộ, leo cầu thang.

Nếu bạn cảm thấy thở khó khăn trong lúc nằm, buộc bạn phải ngủ ở tư thế ngồi hoặc nằm với nhiều gối, đây là dấu hiệu báo động để bạn đến thăm bác sĩ tim mạch ngay lập tức.

Tim đập nhanh: Suy tim làm giảm khả năng bơm máu của tim tới tất cả các cơ quan trong cơ thể. Để bù đắp cho sự thiếu hụt oxy và cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào đôi lúc tim sẽ phải đập nhanh hơn gây ra cảm giác đau thắt ngực.

Sưng ở mắt cá, chân và bụng: Một cơ tim yếu dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể, xảy ra thường xuyên. Chất lỏng có thể ứ lại ở chân, mắt cá chân, bụng và trong trường hợp năng nó cũng tích tụ lại trong phổi.

Điều này thường biểu hiện sưng phù ở bên ngoài các bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.

Mất đi cảm giác ngon miệng và tăng cân đột ngột: Sự tích tụ chất lỏng xung quanh ruột/ dạ dày có thể ảnh hưởng tới việc tiêu hóa và có thể gây ra tình trạng không cảm thấy ngon miệng- chán ăn, khi ăn rất uể oải.

Người ta cũng có thể tăng cân đáng kể và đột ngột, khoảng 2-3 cân mỗi tuần.

Tất nhiên là bạn đừng liên tưởng suy tim với sự tăng cân đột ngột do việc ăn uống vô độ.

Tần suất đi tiểu ít:

Suy tim làm ảnh hưởng đến chức năng của tất cả các cơ quan quan trọng bao gồm cả thận.

Bởi vì lượng máu cung cấp cho thận giảm  nên chức năng của nó trở nên yếu đi, ảnh hương đến khả năng lọc, điều này dẫn đến giảm đáng kể tần suất đi tiểu.

Kết luận:

Khi chúng ta có tuổi, tất cả chúng ta đều bị suy yếu đi khả năng bơm máu của tim một phần nào đó. Nhưng suy tim là do sự tích tụ những yếu tố gây tổn hại tới tim hoặc khiến tim hoạt động quá nhiều.

Lối sống hàng ngày nếu sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia, ăn các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, ít vận động đều có thể dẫn tới suy tim.

Để có thể làm giảm nguy cơ suy tim thì trước tiên bạn phải thay đổi lối sống.

Xem thêm bài viết: giải pháp đơn giản để giảm 80% nguy cơ chết vì tim mạch

Leave a Reply