Bạn có nằm trong số những người thích nhâm nhi các loại hạt?
Hạt dinh dưỡng là tên gọi chung cho các loại hạt như mắc ca, hạt óc chó, hạnh nhân, các loại đậu… vì chúng có hàm lượng dinh dưỡng rất cao được rất nhiều người có lối sống lành mạnh ưa dùng.
Tin tốt là các loại hạt có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng cũng có cảnh báo cân nhắc sử dụng vì có thể gây dị ứng. Đặc biệt trong quá trình mang thai, các loại hạt có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nào đó.
Vậy sự thật về dinh dưỡng của các loại hạt là như thế nào?
Các loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho thời kì mang thai. Phụ nữ mang thai cần 5 ounce protein mỗi ngày, trong khi đó 1 ounce hạt dinh dưỡng chứa 2 ounce protein( theo USDA)
- Hạt dinh dưỡng rất giàu vitamin B và E
- Hạt dinh dưỡng chứa nhiều khoáng chất quan trọng như: phốt pho, kali, kẽm, selen, đặc biệt hàm lượng đồng cao trong các loại hạt rất cần thiết cho sự phát triển ổn định của thai nhi.
- Chúng cũng chứa một lượng chất béo tốt phong phú, nguồn chất béo này còn được gọi là axti béo không bão hòa đơn có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ tim mạch.
- Khi hạt đã được bóc vỏ cần phải được lưu trữ trong hộp kín và để trong tủ lạnh để đảm bảo không lên dầu, làm giảm chất lượng.
- Khi mà hạt dinh dưỡng được rang trong dầu, chúng sẽ chứa lượng protein cao và calo không cần thiết.
- Hạt khi được rang tẩm có vị ngon hơn nhưng đồng thời làm giảm hàm lượng dinh dưỡng.
- Những loại hạt giống như củ lạc, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó có hàm lượng chất béo tốt cao và rất giàu vitamin, khoáng chất.
- Hạt dinh dưỡng là lựa chọn tốt khi bạn đang tìm một loại snack ăn vặt để thay thế snack truyền thống chứa nhiều dầu, muối, gia vị.
Bác sĩ Ruchi Gupta làm việc tại trường Northwestern University Feinberg School of Medicine – Chicago nói rằng: “phụ nữ mang thai nên kết hợp các loại hạt trong chế độ ăn của mì’nh vì đây là một nguồn cung cấp protein và axit folic rất tốt.”
Những chất dinh dưỡng này giúp ngăn chặn khuyết tật ống thần kinh cũng như sự nhạy cảm với các loại hạt ở trẻ.
Lưu ý quan trọng:
Bệnh cạnh những lợi ích thiết thực cho sức khỏe thì cũng cần phải nói đến một vấn đề, đó chính là trẻ có khả năng bị dị ứng hoặc phát triển những vấn đề như hen suyễn trong trường hợp người mẹ ăn quá nhiều các loại hạt trong thời kì mang thai.
Bất cứ cái gì nhiều quá đều không tốt, kể cả các loại hạt.
Nếu mẹ bầu ăn các loại hạt trong những giai đoạn đầu của quá trình mang thai trẻ có thể phát triển nguy cơ dị ứng trứng và sữa.
Theo như 1 nghiên cứu từ Journal of Allergy and Clinical Immunology ( Oct 2010) nếu bạn ăn hạt dinh dưỡng mỗi ngày trong thời kì mang thai, có khả năng là con bạn sẽ phát triển bệnh hen suyễn so với những bà mẹ không ăn.
Lời khuyên từ chuyên gia:
Saskia Willers, Nhà nghiên cứu hàng đầu về hen suyễn nói rằng: “ không đủ điều kiện để khuyên phụ nữ mang thai tránh ăn các loại hạt.
Nếu trường hợp gia đình có tiền lệ mắc bệnh hen suyễn cao, bạn mới cần tránh ăn các loại hạt trong thai kì vì đứa trẻ ngay từ trong bụng đã phát triển các nguy cơ mắc bệnh cao”.
The Food Standards Agency cũng đưa ra lời khuyên phụ nữ mang thai mà lịch sử gia đình có dị ứng cần tránh ăn các loại hạt trong thời kì mang thai cũng như thời kì cho con bú.
Lời cuối.
Theo như một số chuyên gia, số lượng hạt ăn trong thai kì nên được giới hạn để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị dị ứng với hạt.
Những đứa trẻ mà ăn hạt dinh dưỡng từ nhỏ có khuynh hướng được bảo vệ khỏi dị ứng mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này.
Nếu bạn không muốn ăn các loại hạt hay những loại thực phẩm chứa các loại hạt như hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có lịch sử gia đình thường bị dị ứng, bạn cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hãy nhớ rằng nếu bạn ăn một chế độ ăn cân bằng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, thì việc không ăn hạt dinh dưỡng trong thai kì sẽ không làm cho con bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng.