Các loại thực phẩm giàu sắt cho trẻ mới biết đi

thuc-pham-giau-sat-cho-tre-tap-di-sđt

Khi bé bước vào giai đoạn chập chững biết đi cũng là lúc bé hình thành những sở thích cá nhân và biết lựa chọn món ăn ưa thích.

Thường thì giai đoạn này trẻ khá kén chọn, ăn ít.

Và như một lẽ tự nhiên khi  trẻ chỉ ăn những món yêu  thích thì sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ tăng lên.

Một trong những loại dinh dưỡng bị thiếu hụt nhiều nhất đó là thiếu sắt, gây nên thiếu máu.

Trẻ đã kén ăn  kết hợp với sự lơ là thiếu hiểu biết về dinh dưỡng của cha mẹ sẽ làm cho trẻ mới biết đi dễ bị thiếu máu.

Chính vì thế ở bài viêt này tôi sẽ giới thiệu với bạn những thực phẩm có nhiều sắt nhất dành riêng cho trẻ kén ăn, đồng thời hướng dẫn bạn cách kết hợp các thực phẩm này vào bữa ăn để ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ mới biết đi.

Xem thêm: 7 lý do cơ thể cần sắt hơn bao giờ hết

thuc-pham-giau-sat-cho-tre-tap-di-sđt

Trước tiên bạn hãy tìm hiểu:

Bệnh thiếu máu là gì?

Trong cơ thể con người, sắt tập trung ở tế bào hồng cầu, làm nhiệm vụ đưa oxy và chính nó tới các bộ phận khác trên cơ thể.

Mỗi tế bào hồng cầu trong cơ thể đều chứa sắt trong huyết sắc tố (hemoglobin), protein này mang oxy từ phổi đến các mô của cơ thể. Sắt mang lại cho hemoglobin sức mạnh để mang oxy trong máu đến được nơi nó  cần đến.

Khi cơ thể bị thiếu sắt do không cung cấp đủ từ bữa ăn, cơ thể sẽ không tạo ra đủ huyết sắc tố, từ đó tạo ra ít hồng cầu hơn.

Đây gọi là tình trạng thiếu máu, khi bị thiếu máu, oxy không cung ấp đủ cho các tế bào và mô sẽ gây ảnh hưởng tới các chức năng hoạt động của cơ thể.

Do sắt rất quant rọng trong việc tạo ra năng lượng, phát triển trí não cũng như chức năng của cơ bấp, nên thiếu sắt có thể khiến trẻ khó khăn trong học tập và hành vi.

Làm thế nào biết trẻ bị thiếu sắt?

Một số dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ mới biết đi bao gồm:
Da nhợt nhạt

Biểu hiện mệt mỏi

Bệnh liên tục, bị cảm lạnh

Thèm ăn

Tăng nhịp tim

Chóng mặt.

Một số trương hợp hiếm, trẻ thiếu sắt có biểu hiện thèm muốn kì lạ với những  thứ không  phải là đồ ăn như bụi bẩn, phấn, nươc đá hoặc sơn.

Xem thêm: Bà bầu nên ăn hạt gì để mẹ khỏe mạnh con thông minh

Lượng sắt tiêu chuẩn mỗi ngày đối vởi trẻ mới biết đi là bao nhiêu?

7-12 tháng : 11 mg/ngày

1-3 tuổi – 7mg/ngày

4-8 tuổi – 10 mg/ngày

Các nguồn thực phẩm giàu sắt dễ kiếm cho bữa ăn ở Việt Nam

thuc-pham-bo-sung-sat-cho-tre-moi-biet-di

Thịt đỏ

thịt gia cầm sẫm màu


Các loại nội tạng như gan, cật ( thận), tim

Lòng đỏ trứng
Đậu lăng và các loại đậu

Rau có lá xanh đậm ( cải bỏ sôi, rau họ cải)

Các loại ngũ cốc

Các loại hạt dinh dưỡng như hạt hạnh nhân, mắc ca, hạt dẻ cười, hạt óc chó..

Bổ sung sắt như thế nào?

Trước khi đi vào cách bổ sung sắt bạn cần phải biết điều này:

Sắt có 2 loại:

Heme iron: là loại sắt có trong các thực phẩm nguồn gốc động vật, cơ thể hấp thu loại này dễ dàng hơn.

Non heme iron: là sắt có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật, cơ thể hấp thu loại này ít hơn.

Tuy nhiên nếu ăn kèm với các thực phẩm giàu vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thu sắt từ thực vật ( non heme iron).

Nấu thực phẩm bằng chảo gang là một cách để tăng hàm lượng sắt trong thực phẩm.

Đừng cho trẻ trên 1 tuổi uống nhiều hơn 2 cốc sữa bò mỗi ngày, Sữa ít chất sắt và uống quá nhiều sữa làm bé no bụng từ đó ăn ít  các thực phẩm có nhiều sắt khác.

Đừng kết hợp thức ăn giàu canxi và thức ăn giàu sắt chung một bữa nếu mục đích của bạn là bổ sung sắt cho trẻ.

Một số nghiên cứu cho thấy canxi có thể cản trở sự hấp thu của sắt. Điều này có thể hơi khó khăn văn bạn vì trẻ cũng rất cần canxi trong giai đoạn này để phát triển xương, răng.

Giải pháp là nên đưa các thực phẩm nhiều sắt vào mỗi bữa ăn để đảm bảo trẻ có đủ sắt.

Thực phẩm giàu sắt như bánh mì, mì ống, ngũ cốc cũng là những lựa chọn tốt để đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày, nên  kết hợp với thực phẩm giàu Vitamin C như trái cây họ cam quýt, , cà chua để tăng thêm chất sắt.

Phytates trong thực phẩm như đậu lăng, các loại đậu và một số loại hạt dinh dưỡng được biết là làm cản trở sự hấp thụ sắt nhưng nếu bạn ngâm các loại hạt này hay đem nảy mầm, lên men ngũ cốc và các loại đậu để giảm lượng phytate  có thể cải thiện sự hấp thụ sắt có trong các loại thực phẩm này.

Gan gà có nhiều heme iron – loại sắt cơ thể dễ hấp thu. Nếu thích ăn gan, bạn chỉ nên cho bé ăn  một lần một tuần.

Tuy nhiên, thực phẩm giàu chất sắt như gan không nên ăn nhiều hơn một lần một tuần vì chúng cũng có nhiều Vitamin A gây độc khi ăn với số lượng lớn.

Một điểm khác cần lưu ý: gan là cơ quan thải loại độc tố trong cơ thể, điều đó có nghĩa là thuốc kháng sinh và hormone cung cấp cho động vật có thể tìm thấy ở đây vì vậy chỉ nên ăn gan từ loại gà chăn thả tự nhiên hoặc gia súc ăn cỏ, thịt sạch.

Làm thế nào để bổ sung sắt cho trẻ mới biết đi?

Dưới đây là danh sách những thực phẩm tôi sử dụng thường xuyên cho trẻ mới biết đi.

Có một số loại không được xem là thực phẩm bổ sung sắt chính nhưng chúng có sắt và khi được kết hợp với các loại thực phẩm giàu sắt khác sẽ làm tăng lượng sắt hấp thu cho trẻ suốt cả ngày.

Quinoa ( hạt diêm mạch)

Khoai lang

Lúa mì nguyên hạt ( lúa mì lứt)

Hạt điều

Bơ làm từ các loại hạt dinh dưỡng

Hạt kê

Đậu Hà Lan

Hạt điều, hầu hết những trẻ kén ăn đều thích vì nó ngon hơn hạt hạnh nhân hoặc các loại hạt khác, có thể nói hạt điều là một trong những loại hạt  đinh dưỡng dễ nhất để  cho trẻ em kén ăn.

Hạt bí ngô

Quả mơ khô

Đậu hũ

Đậu gà

khoai tây

Nấm

Dừa

Một số mẹ có hỏi: bổ sung sắt từ viên uống thì sao

Lời khuyên là, thay vì  tìm các loại  viên uống bổ sung sắt hãy tập trung vào các loại thực phẩm giàu sắt và bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.

Trong trường hợp bạn nghi ngờ các triệu chứng hoặc cảm thấy không ổn về bữa ăn hàng ngày với trẻ mới biết đi, bạn nên tìm lời khuyên của bác sĩ, xét nghiệm máu trước khi uống bổ sung sắt.

Và nhớ là chỉ bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ bởi vì bổ sung quá nhiều không phải là điều tốt.

Kết lại

Qua bài này chúng tôi hi vọng các bậc cha mẹ đã hiểu được tầm quan trọng của sắt với sức khỏe của trẻ. Đồng thời nắm được các loại thực phẩm có nhiều sắt để đưa vào bữa ăn hàng ngày.

Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Leave a Reply