Bà bầu ăn hạt chia có tốt không

ba-bau-an-hat-chia-co-tot-khong-sdt

Có một số người hỏi rằng việc ăn hạt chia trong thời kì mang thai và cho con bú có an toàn không?

xin trả lời

Hạt chia hoàn toàn tốt để bổ sung dinh dưỡng trong thời kì này, nó có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu như người dùng bình thường.

Nếu bạn chưa nắm được thông tin?

Hãy đọc tiếp.

ba-bau-an-hat-chia-co-tot-khong-sdt

Hạt chia là một loại hạt  thuộc họ bạc hà có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Hạt Chia là một loại lương thực chính của người Aztec và được cho là giúp tăng cường năng lượng và tăng sức chịu đựng.

Ngày nay, hạt chia rất phổ biến,

Nó có mặt trong các loại thực phẩm từ món ăn sáng đến món tráng miệng.

Hạt chia được giới vận động viên điền kinh ưa chuộng vì khả năng bổ sung năng lượng và tăng sức bền.

Xem thêm 10 công dụng đắt giá nhất của hạt chia organic

Hạt chia khi cho vào nước sẽ trương nở ra tăng trọng lượng kích thước và tạo ra một lớp gel.

Trong bài viết này, chúng ta cùng khám phá những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của việc ăn hạt chia trong và sau khi mang thai.

Đẻ xem hạt chia có tốt cho bà bầu không và tốt như thế nào bạn nhé.

Tác dụng của hạt chia vói bà bầu và phụ nữ sau sinh

Hạt chia tốt cho bà bầu và phụ nữ sau sinh có lẽ vì các chất dinh dưỡng quan trọng mà nó mang trong mình.

Hạt chia giúp bổ sung:

Omega-3

Omega-3 là axit béo thiết yếu. Tức  là cơ thể phải hấp thụ chúng từ thức ăn để giữ sức khỏe chứ không tự tạo ra được

Axit béo Omega 3  giúp chống viêm, ngăn chặn bệnh tim, tiểu đường và trầm cảm.

Khi mang thai,

omega-3 đặc biệt quan trọng vì chúng hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi. Bằng chứng cho thấy omega-3 cũng làm giảm nguy cơ sinh non.

Hạt Chia là một trong những nguồn thực vật tốt nhất có chứa  axit alpha-linolenic (ALA), một dạng omega-3.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của omega-3 khi mang thai không tập trung đặc biệt vào ALA, mà ở các dạng khác, chẳng hạn như axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

Cơ thể chuyển đổi ALA thành EPA và DHA, mặc dù tỷ lệ chuyển đổi tương đối thấp: thường dưới 15% .

Do đó, nên bổ sung ALA từ hạt chia bằng các omega-3 khác, chẳng hạn như các chất bổ sung có nguồn gốc từ cá hoặc tảo.

Canxi

Khoảng 2 muỗng canh hạt Chia có chứa 179 miligam (mg)  canxi .

Tương đương 18% mức đề nghị  (RDA)  với một phụ nữ mang thai, khoảng 1.000 mg mỗi ngày.

Canxi đặc biệt quan trọng trong thai kỳ vì nó hỗ trợ sự phát triển của răng và xương của em bé.

Hấp thụ đủ canxi cũng có thể làm giảm nguy cơ của tiền sản giật, một biến chứng khi mang thai với biểu hiện huyết áp cao, gan và thận tổn thương

Tiền sản giật không được điều trị có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc gây tử vong cho mẹ và con.

Các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa khác

Hạt Chia còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác có khả năng chống oxy hóa.

Đặc trưng của chất chống oxy hóa là giảm nguy cơ ung thư và lão hóa sớm.

Khi mang thai, chất chống oxy hóa cũng có thể giúp ngăn ngừa kết quả bất lợi.

Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng sự thiếu hụt một số chất chống oxy hóa có trong hạt chia như kẽm , selen và mangan – có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật và hạn chế tăng trưởng của thai nhi.

Những thiếu hụt này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở tuổi trưởng thành, bao gồm cả bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Do đó nếu bà bầu ăn hạt chia và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác có thể làm giảm những rủi ro này.

Các chất dinh dưỡng khác trong hạt chia, chẳng hạn như magiê, cũng có lợi trong thai kỳ. Tiêu thụ đủ magiê có thể, bảo vệ em bé khỏi bệnh chàm.

Mỗi ounce (khoảng 2 muỗng canh) hạt chia chứa :

  • 95 mg magiê (khoảng 27% nhu cầu mỗi ngày khi mang thai )
  • 0,8 mg mangan (khoảng 39% nhu cầu mỗi ngày   trong thai kỳ )
  • 15,6 microgam selen (26% nhu cầu mỗi ngày   khi mang thai )
  • 1,3 mg kẽm (khoảng 12% nhu cầu mỗi ngày  khi mang thai )

Hạt chia giúp bà bầu chống đói một cách lành mạnh

Hạt Chia có lượng protein và chất xơ cao, mỗi ounce chứa 4,7 gram (g) và 9,8 g.

Ngoài ra,

Hạt chia hấp thụ một lượng nước đáng kể trương nở ra,  cùng với hàm lượng protein và chất xơ cao, cho phép hạt chia giúp mọi người cảm thấy no lâu hơn.

Điều này đặc biệt quan trọng khi mang thai, khi buồn nôn và dao động nội tiết tố có thể gây ra tình trạng đói.

Hạt chia giúp điều hòa đường huyết

Hàm lượng chất xơ và protein trong hạt chia có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Nhờ đó giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ , một loại bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ và ảnh hưởng đến 2 – 5%  phụ nữ mang thai.

Giảm táo bón

Táo bón là một biến chứng thai kỳ phổ biến vì hormone dao động có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.

Trong khi đó, Bà bầu ít hoạt động và có chế độ ăn ít chất xơ – thường là do buồn nôn và nghén – có thể góp phần gây táo bón.

Hạt Chia, giàu chất xơ, có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm vấn đề này.

Xem thêm  hạt chia trị táo bón cực hay

Rủi ro có thể xảy ra khi bà bầu ăn hạt chia

Trước tiên phải khẳng định rằng hạt Chia là một loại thực phẩm có nguy cơ tương đối thấp.

Tuy nhiên, các biến chứng có thể xảy ra nếu bạn ăn quá nhiều hạt.

Trong một số trường hợp, tiêu thụ thực phẩm hấp thụ nước có hàm lượng chất xơ cao như hạt chia – có thể gây khó chịu cho dạ dày và thậm chí tiêu chảy hoặc táo bón.

Ngoài ra,

Nếu ai dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thêm nhiều hạt chia vào chế độ ăn uống của họ.

Bởi vì

Hạt chia úc có thể làm giảm lượng đường trong máu, chúng có thể khiến đường huyết giảm  quá nhiều khi kết hợp với thuốc.

Để giảm những rủi ro này, hãy ngâm hạt chia trước khi ăn và tiêu thụ chúng một cách điều độ.

Bà bầu có lẽ không nên ăn quá 1 ounce hạt mỗi ngày.

Xem thêm tác hại của hạt chia khi sử dụng không đúng cách

Hạt chia với mẹ cho con bú

Hạt Chia cũng mang lại lợi ích trong thời gian cho con bú.

Khi cho con bú, cơ thể người mẹ cần thêm 450 – 500 calo mỗi ngày để sản xuất sữa.

Một ounce hạt chia có thể đóng góp 138 calo , chất xơ và protein của hạt có thể hỗ trợ tiêu hóa và tăng cảm giác no.

Chất dinh dưỡng từ mẹ truyền qua sữa cho bé, vì vậy ăn thực phẩm bổ dưỡng trong khi cho con bú là điều cần thiết.

Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ dầu hạt chia trong 3 tháng cuối của thai kỳ và 3 tháng đầu cho con bú có thể làm tăng hàm lượng DHA trong sữa.

DHA rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh.

Các chất dinh dưỡng khác trong hạt chia – chẳng hạn như canxi – cũng có thể đến với trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ.

Xem thêm tác dụng bất ngờ của hạt chia với bà mẹ cho con bú

Bà bầu và mẹ cho con bú có thể ăn hạt chia như thế nào?

Hạt Chia có thể dễ dàng kết hợp vào bất kỳ món ăn nào, một phần vì mùi vị của nó khá trung tính.

thuc-don-giam-can-bang-hat-chia-sdt-02

Bạn có thể thử món  bánh pudding hạt chia , hoặc đơn giản là thêm hạt chia vào:

  • ngũ cốc ăn sáng hoặc bột yến mạch
  • Sữa chua
  • món cơm
  • món rau
  • Chất làm đặc trong nước sốt
  • đồ nướng, thay thế trứng

Xem thêm cách sử dụng hạt chia cho bà bầu giúp cả thai kì khỏe mạnh

Tóm lược

Hạt Chia là dinh dưỡng, và chúng an toàn để tiêu thụ trong khi mang thai hoặc cho con bú.

Có rất ít rủi ro liên quan, mặc dù có thể nên ăn không quá 1 ounce hạt mỗi ngày.

Bất cứ ai có câu hỏi hoặc quan tâm về tiêu thụ hạt chia nên nói chuyện với một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.